VI BẰNG BUỔI LÀM VIỆC, BUỔI HỌP

Thứ sáu, 24/03/2023, 08:29 GMT+7

Ngày nay khi điều kiện kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, việc giao dịch dân sự giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp, trong đó tiềm ẩn những rủi ro pháp lý và nguy cơ phát sinh tranh chấp. Từ đó đặt ra câu hỏi làm thế nào để các bên trong giao dịch dân sự có thể tự bảo vệ mình trước những rủi ro ấy hoặc có công cụ nào giúp làm tăng trách nhiệm thực hiện công việc của các bên cũng như niềm tin khi tiến hành giao dịch với nhau?

Với nhu cầu của xã hội hiện nay về việc tạo lập chứng cứ để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia giao dịch dân sự trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, Vi bằng của Thừa phát lại chính là công cụ pháp lý hữu hiệu, là lựa chọn tối ưu và hiệu quả giúp cho Quý khách giải quyết những vấn đề nêu trên. Một số trường hợp phổ biến mà Thừa phát lại lập vi bằng liên quan đến buổi làm việc, buổi họp phải kể đến là:

+ Vi bằng về thỏa thuận vay mượn tiền; giao nhận tiền, chuyển giao công nợ...

+ Vi bằng về thỏa thuận hợp tác đầu tư; thỏa thuận góp vốn hợp tác kinh doanh…

+ Vi bằng về thỏa thuận đặt cọc và lộ trình thanh toán mua bán tài sản.

+ Vi bằng về thỏa thuận phân chia tài sản.

+ Vi bằng về việc họp gia đình tặng cho nhà, phân chia tài sản thừa kế.

+ Vi bằng về ghi nhận nội dung buổi làm việc giữa các cá nhân, tổ chức...

+ Vi bằng về việc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp.

+ Vi bằng ghi nhận buổi làm việc giữa doanh nghiệp với người lao động, với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

+ Vi bằng ghi nhận thỏa thuận nuôi con.

+ Vi bằng về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.

+ Vi bằng về việc các bên thỏa thuận giao tài sản để đảm bảo thực hiện hợp đồng thương mại.

+ Vi bằng ghi nhận buổi thỏa thuận đền bù, bồi thường thiệt hại.

Hình ảnh Thừa phát lại đang ghi nhận buổi làm việc giữa các bên

Giá trị pháp lý của Vi bằng:

Khoản 3 Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định như sau: “Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật”.

Vi bằng ghi nhận buổi làm việc, buổi họp có giá trị là nguồn chứng cứ, chứng minh sự kiện, hành vi diễn ra trên thực tế của các bên tại thời điểm lập vi bằng; nội dung bao gồm những thông tin cơ bản như: thời gian, địa điểm làm việc, thông tin nhân thân của các bên tham gia, biên bản làm việc hoặc văn bản thỏa thuận được các bên ký tên, kèm theo Vi bằng thường sẽ có thêm đĩa vi tính chứa hình ảnh, video quay lại quá trình các bên thỏa thuận, trao đổi. Thừa phát lại lập vi bằng theo trình tự, thủ tục luật định; nội dung Vi bằng phải đảm bảo tính “khách quan”, “trung thực”; sau khi lập xong thì phải vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp nên đảm bảo tính “hợp pháp”.

Thủ tục lập Vi bằng:

Bước 1. Liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại để được tư vấn và báo phí

Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ lập vi bằng và những vấn đề pháp lý liên quan đến việc tạo lập chứng cứ liên quan đến buổi làm việc, buổi họp trong giao dịch dân sự, Quý khách có thể liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại Sài Gòn qua các kênh:

Hotline: 0834.112.115

Email: [email protected]

Website: thuaphatlaisaigon.vn

Facebook: facebook.com/vanphongthuaphatlai

Hoặc đến trực tiếp Văn phòng Thừa phát lại Sài Gòn tại địa chỉ 24 Khổng Tử, Phường Bình Thọ, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Bước 2. Tiến hành ghi nhận buổi làm việc, buổi họp, thỏa thuận

Tại thời điểm ký kết hợp đồng dịch vụ, Quý khách thông báo về thời gian và địa điểm cụ thể sẽ tiến hành việc lập vi bằng. Sau đó, văn phòng sẽ cử Thừa phát lại và thư ký nghiệp vụ đến đúng theo lịch hẹn đã thống nhất để tiến hành lập vi bằng ghi nhận buổi làm việc, buổi họp, thỏa thuận theo yêu cầu của Quý khách.

Khi lập vi bằng ghi nhận buổi làm việc, buổi họp giữa các bên, Thừa phát lại chỉ ghi nhận một cách khách quan về sự việc mà mình chứng kiến được bằng cách mô tả thông qua diễn giải, hình ảnh, thậm chí ghi âm, ghi hình một cách trung thực cuộc trao đổi, thỏa thuận của các bên; kèm theo Vi bằng có thể là biên bản làm việc, văn bản thỏa thuận và cam kết của các bên, do Quý khách cung cấp và yêu cầu Thừa phát lại lưu kèm Vi bằng để có cơ sở đối chiếu khi cần thiết.

Bước 3. Nhận kết quả và thanh lý hồ sơ

Sau khi ghi nhận nội dung theo yêu cầu, Văn phòng sẽ tiến hành hoàn thiện vi bằng và thực hiện thủ tục đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh. Thông thường, chúng tôi cần 03 ngày làm việc để trả kết quả đến khách hàng, nếu Quý khách đang trong tình huống gấp rút cần ngay kết quả thì có thể trao đổi để Văn phòng có thể hỗ trợ hết sức.

Vi bằng được lập thành 03 (ba) bản chính, có giá trị pháp lý như nhau, giao cho người yêu cầu 01 (một) bản, gửi Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh 01 (một) bản để vào sổ đăng ký, Văn phòng Thừa phát lại Sài Gòn lưu 01 (một) bản. Số lượng bản chính Vi bằng được phát hành có thể tăng thêm tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của Quý khách, và được thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng dịch vụ.

Phan Như

Bạn cần tư vấn?

Luật pháp là vấn đề phức tạp. Nó có thể gây ra cho bạn một vấn đề lớn nếu bạn bỏ qua nó. Hãy để chúng tôi giúp bạn!